I. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh K1,K2,K3,K4,K5
II. THỜI LƯỢNG: 35 tiết/năm học
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
Tiếp tục rèn luyện KN đã được học ở Mầm non, tập trung hình thành cho HS những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá, thói quen sinh hoạt tích cực trong cuộc sống hàng ngày, giúp HS ý thức về giá trị bản thân, tôn trọng quyền con người, quan tâm đến nhu cầu và sẵn sàng giúp đỡ người khác, từ đó phát triển được các năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Cách tiếp cận phát triển chương trình giáo dục dựa trên sự trải nghiệm
Theo Albert Einstein (1879-1955): Chỉ có trải nghiệm mới là hiểu biết, còn tất cả các thứ khác chỉ là thông tin.
Khái niệm trải nghiệm: Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm hay học tập qua kinh nghiệm dựa trên các hoạt động có hướng dẫn. Đây là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học.
Chương trình giáo dục KNS Skill Edu được xây dựng dựa trên mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb.
David Kolb tên đầy đủ là David Allen Kolb, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1939 tại thành phố Moline, bang Iiinois, Hoa Kỳ. Ông là một nhà lý luận giáo dục xuất sắc, có nhiều đóng góp cho sự thay đổi của xã hội và cá nhân, phát triển nghề nghiệp và giáo dục chuyên nghiệp.
Đặc điểm mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb
Lý thuyết học tập qua trải nghiệm của David Kolb thường được thể hiện bởi một chu trình gồm 4 giai đoạn, trong đó người học “chạm đến tất cả các giai đoạn”. Đó là: Thiết lập trải nghiệm; Phản hồi kinh nghiệm; Khái quát hóa thành khái niệm/ nội dung tri thức; Ứng dụng thử nghiệm.
✅ Thiết lập trải nghiệm: người học tích cực trải nghiệm tình huống đặt ra. Từ tình huống cụ thể trong hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc tái hiện kiến thức đã biết như: Người học có thể đã học hoặc đọc tài liệu, xem video trên Internet, tự mình mò mẫm làm thử, ... về chủ đề cần học. Tất cả các yếu tố đó tạo điều kiện cho người học thu thập kinh nghiệm (kiến thức) cụ thể và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của quá trình học tập. Bước này, GV cần tạo điều kiện cho HS trải nghiệm thông qua việc giao nhiệm vụ học tập giải quyết vấn đề tình huống thực tế. Trong quá trình trải nghiệm, HS thu thập những kinh nghiệm thông qua các giác quan cảm nhận được, đồng thời huy động, nhớ lại những hiểu biết đã có liên quan để kết nối kiến thức trải nghiệm và lưu giữ theo cách riêng.
✅ Phản hồi kinh nghiệm: người học phản hồi lại những kinh nghiệm đã trải qua. Người học cần có các phân tích, suy xét, so sánh và đánh giá các sự kiện với kiến thức đã biết để nhận thức kinh nghiệm thu thập một cách đầy đủ hơn. Bước này, GV cần sử dụng kĩ thuật tạo sự tương tác đa chiều đề giúp HS trình bày ý kiến, thảo luận với nhau và tham gia sâu hơn vào quá trình học tập và đề giúp HS có được sự điều chỉnh một cách phù hợp cách học tập của mình.
✅ Khái quát hóa thành khái niệm/ nội dung tri thức: người học nỗ lực tổng hợp lại thành mô hình tri thức có liên quan đến trải nghiệm. Sau khi quan sát cùng với sự suy ngẫm sâu sắc, người học rút ra kết luận/kết quả (khái quát hóa) từ trải nghiệm hoặc hỗ trợ/cập nhật kiến thức đã biết. Bước này, GV cần tổ chức và hướng dẫn HS phân tích, tổng hợp và khái quát hóa những dữ kiện để hình thành trí thức mới, ý tưởng mới. Đây là bước quan trọng để HS hệ thống các kinh nghiệm đã có chuyển đổi thành tri thức mới.
✅ Thực nghiệm ứng dụng tích cực: người học áp dụng mô hình vào những tình huống trải nghiệm mới. Bước này, GV cần định hướng phương pháp thực hiện, cách áp dụng cụ thể cho HS để HS biết cách tiến hành hiệu quả. Thông qua đó, HS hệ thống hóa kiến thức cũ thành kiến thức mới.
Mô hình học tập dựa trên trải nghiệm của David Kolb phù hợp với phong cách học đa dạng của người học, giúp cho người học được trải nghiệm và chiếm lĩnh tri thức, hình thành KN cho bản thân.
2. Chương trình kĩ năng sống cấp tiểu học Skill Edu
Chương trình giảng dạy xây dựng bám sát vào thực tiễn, dựa theo nhu cầu thực tế của xã hội nói chung và các em học sinh nói riêng, bên cạnh đó chương trình được các chuyên gia đầu ngành về giáo dục là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú phản biện, góp ý, định hướng xây dựng và đã được Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội thẩm định theo văn bản số 10/CV-VPHTLHN ngày 11 tháng 9 năm 2023 của Hội tâm lý Giáo dục học Hà Nội về việc kết quả thẩm định chương trình giảng dạy “Kỹ năng sống” của Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Skill Edu thuộc Công ty TNHH Học viện Đào tạo Phát triển Kỹ năng Việt Nam.
👉QUÝ ĐỐI TÁC, NHÀ TRƯỜNG, PHỤ HUYNH HỌC SINH HÃY ĐĂNG KÝ HOẶC GỌI ĐẾN SỐ HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN