GIÚP CON TỰ GIÁC HỌC TẬP TRONG MÙA DỊCH

Tình cờ, tôi nghe chị cùng chỗ làm than với bạn: “Chị mong dịch bệnh này sớm qua chứ kéo dài kiểu này con chắc phải học lại lớp 1 mất. Ngày nào cũng vậy con cứ ngồi lì ở phòng khách chiếm lấy ti vi xem hết chương trình này đến chương trình khác, không chịu ôn bài. Thấy con người ta đến giờ học tự giác ngồi vào bàn học, cha mẹ không phải nhắc nhở mà phát ham.”

          Từ khi bùng phát COVID – 19, học sinh phải nghỉ học một thời gian dài, nhiều người mới nhận ra rằng rất nhiều học sinh không tự giác trong việc học, hay nói cách khác là không có phương pháp tự học. Tôi xin được chia sẻ một vài phương pháp để giúp con trong việc tự giác học tập.

          Tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập.

Xây dựng thời gian biểu.

          Để trẻ học tập tốt hơn, để trẻ làm việc như những nhà khoa học, chắc chắn điều cha mẹ cần đó chính là rèn luyện con lập kế hoạch, viết thời gian biểu hàng ngày, hàng tuần và tháng. Ban đầu khi con lập thời gian biểu sẽ thấy không quen, bản thân cha mẹ cũng chưa quen với điều đó. Nhưng đây là một kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ sẽ có động lực để cùng con xây dựng kế hoạch học tập.

          Đây là 1 kỹ năng sống cho trẻ, khi đã thành một thói quen, cha mẹ không cần nhắc nhở con quá nhiều. Trong giai đoạn đầu của việc lập thời gian biểu cha mẹ là người hướng dẫn con, đó cũng là lúc để gắn kết yêu thương giữa cha mẹ và con.

Cha mẹ đồng hành cùng con.

          Cha mẹ cần là người tạo động lực giúp con tự giác học tập mỗi ngày. Định hướng đúng đắn từ cha mẹ quyết định lớn thái độ học tập của con cái. Thực tế hiện nay đa số các cha mẹ đều đi làm cả ngày, thời gian kèm cặp con học cũng bị hạn chế nhiều. Nếu không thể dành nhiều thời gian cho con, thì cha mẹ cần dành sự động viên, khích lệ cho con chứ không nên tạo sự áp lực.

          Do đó, cha mẹ cũng cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu con để giúp con phát huy hết thế mạnh và khắc phục kịp thời những vấn đề trong học tập của mình. Từ đó, từng bước giúp con định hướng đũng đắn mục tiêu, kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân.

          Cha mẹ nên hào phóng lời khen trong giai đoạn này và sắn sàng với những phần thưởng bất ngờ để trẻ thấy những cố gắng làm việc của mình luôn mang lại những điều thú vị.

         

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart
0
    0
    Giỏ Hàng
    Chưa có khóa họcQuay lại cửa hàng